THIỂU SẢN MEN RĂNG LÀ GÌ? VÀ CÁCH KHÁCH PHỤC.

Lựa chọn vì sức khỏe răng miệng của bạn!

Hotline: 0908 33 55 27

THIỂU SẢN MEN RĂNG LÀ GÌ? VÀ CÁCH KHÁCH PHỤC.
Ngày đăng: 05/04/2022 11:17 AM

Thiểu sản men răng là gì?

 Men răng là một trong những bộ phận cơ bản cấu thành nên thân răng, chúng có màu trắng đục, hơi bóng và nằm ở vị trí ngoài cùng bao phủ toàn bộ cấu tạo của răng. Nhờ đó mà bảo vệ tốt răng dưới tác động của axit, tính nóng lạnh của thức ăn,…

Fluor và Canxi là 2 thành phần cơ bản, cốt lõi nhất trong việc kiến tạo nên men răng.

Thiểu sản men răng là hiện tượng mà bề mặt men răng bị nhám, xuất hiện nhiều đốm lớn nhỏ khác nhau gây tổn thương đến cấu trúc của răng. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là cấu trúc men răng bị lỗi trong thời điểm men răng đang phát triển, khiến số lượng men răng cần thiết bị thiếu hoặc hình thành không hoàn toàn.

Hiện tượng thiểu sản men răng

Thiểu sản men răng được chia thành 2 loại phổ biến: thiểu sản men răng di truyền và thiểu sản men răng do tác động của môi trường. Bệnh lý này có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em với nhiều mức độ khác nhau.

Thiểu sản men răng có nguy hiểm không?

Thiểu sản men răng tuy không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng quát của người bệnh nhưng trên phương diện sức khỏe răng miệng thì được khuyến cáo nên điều trị sớm.

Vì trước tiên, ở những người bị thiểu sản men răng bạn sẽ dễ dàng nhận thấy những đốm trắng đục, vàng hoặc nâu nhạt tương đối mất thẩm mỹ. Điều này khiến nụ cười của bạn trở nên kém duyên hơn rất nhiều.

Đặc biệt, vì men răng mỏng, dễ vỡ, làm lộ ngà răng bên trong khiến răng trở nên nhạy cảm hơn và thường xuyên bị kích thích bởi những tác động nhỏ như ăn thức ăn nóng lạnh, đánh răng, hít thở trong môi trường không khí lạnh,…

Thiểu sản men răng khiến răng trở nên nhạy cảm hơn so với bình thường

Thiểu sản men răng lâu ngày nếu không điều trị sớm sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý răng miệng khác như tụt lợi, mòn cổ chân răng, bệnh lý viêm nướu, viêm nha chu, thậm chí là mất răng,…

Nguyên nhân gây thiểu sản men răng

Thiểu sản men răng có thể xuất phát từ những nguyên nhân chính sau:

1. Do di truyền

Nếu trong gia đình có bố hoặc mẹ bị thiểu sản men răng thì con sinh ra cũng có nguy cơ cao mắc bệnh này. Vì cấu trúc men răng dày hay mỏng được quyết định khá nhiều bởi yếu tố di truyền.

2. Do tác động từ môi trường

Trong quá trình mang thai, nếu mẹ không cung cấp đủ canxi và fluor sẽ khiến men răng của trẻ khá mỏng, ảnh hưởng đến cả răng sữa và răng vĩnh viễn sau này.

Sự thiếu hụt các thành phần dinh dưỡng như Vitamin A, Vitamin C, Vitamin D,… trong quá trình phát triển cũng là nguyên nhân gây thiểu sản men răng.

Thường xuyên sử dụng những thực phẩm, đồ uống chứa nhiều axit khiến men răng dần bị bào mòn.

Thực phẩm đồ uống nhiều axit sẽ khiến men răng bị mài mòn

Chải răng sai cách và quá mạnh tay, kết hợp với việc trong thời gian dài răng không được bổ sung fluor, canxi phù hợp.

Ngoài ra, trường hợp bệnh nhân mắc các bệnh lý toàn thân như thủy đậu, sởi, giang mai,… sẽ làm tăng nguy cơ mắc thiểu sản men răng.

Triệu chứng của thiểu sản men răng

Một trong những biểu hiện dễ nhận thấy nhất của bệnh thiểu sản men răng là trên bề mặt răng xuất hiện nhiều đốm lớn nhỏ với kích thước và màu sắc khác nhau.

Ban đầu sẽ là những đốm màu vàng nhạt rồi dần chuyển qua nâu, chúng nằm rải rác khắp bề mặt của răng. Và theo thời gian, tình trạng này sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Răng xuất hiện nhiều vết lõm màu vàng nhạt hoặc nâu sẫm

Đối với trường hợp răng sữa, thiểu sản men răng sẽ khiến răng bị mủn dần về phía gần sát lợi.

Còn ở người trưởng thành, nếu không điều trị sớm sẽ làm mòn cổ chân răng, lâu dài gây ra tình trạng tụt nướu và sâu răng.

Bệnh nhân có cảm giác ê buốt khi ăn thức ăn nóng lạnh. Ban đầu chỉ là những cơn ê buốt nhẹ, thi thoảng sẽ gây khó chịu cho người bệnh nhưng dần dần những cơn ê buốt này sẽ trở nên nghiêm trọng với tần suất diễn ra thường xuyên hơn. Điều này làm chất lượng cuộc sống của người bệnh bị suy giảm.

Đối tượng nguy cơ bệnh thiểu sản men răng

Mặc dù bệnh thiểu sản men răng có thể xảy ra ở hầu hết mọi độ tuổi, giới tính, tuy nhiên những đối tượng dưới đây được cho là có nguy cơ hơn cả.

Trong gia đình nếu những người cùng huyết thống bẩm sinh mắc bệnh thì con sinh ra cũng có nguy cơ cao bị thiểu sản men răng.

Người có chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học, chưa cân bằng thành phần canxi, fluor với những thành phần khác.

Khi mang thai, mẹ không bổ sung đầy đủ canxi và fluor nên con sinh ra dễ mắc bệnh.

Người sống ở nơi có nguồn nước sinh hoạt với nồng độ fluor cao vượt mức cho phép sẽ tăng nguy cơ bị thiểu sản men răng. Nồng độ fluor cho phép ở người lớn là 4mg/l và trẻ em là 2mg/l.

Người thường xuyên sử dụng những thực phẩm chứa lượng axit lớn gây mài mòn men răng.

Cách khắc phục thiểu sản men răng hiệu quả

Để cải thiện tình trạng thiểu sản men răng thì, người bệnh có thể áp dụng nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn như bổ sung thêm chất fluor từ kem đánh răng hoặc nước súc miệng, sử dụng các kỹ thuật nha khoa như trám răng Composite… để bồi đắp men răng, tránh sự tác động của môi trường bên ngoài vào men răng.

Ở phương pháp bổ sung fluor, người bệnh có thể bổ sung toàn thân bằng thực phẩm hằng ngày, thuốc và nước uống. Hoặc tại chỗ bằng cách sử dụng kem đánh răng, nước súc miệng.

Còn trám răng là một kỹ thuật nha khoa dùng vật liệu Composite để che lấp những vết lõm do thiểu sản men răng gây ra, giúp bảo vệ răng chắc khỏe và mang lại tính thẩm mỹ.

Tuy nhiên, cả hai phương pháp này chỉ phù hợp với những người bị thiểu sản men răng ở mức độ nhẹ. Với những người bị thiểu sản men răng lâu dài và xuất phát từ yếu tố di truyền, bẩm sinh thì nên thực hiện bằng phương pháp bọc sứ.

Bọc răng sứ là phương pháp tốt nhất giúp khắc phục bệnh thiểu sản men răng

Bằng cách dùng một mão sứ để bao bọc bên ngoài những chiếc răng cần điều trị, từ đó bảo vệ răng khỏi các tác động xấu. Đồng thời, còn cho màu sắc, hình thể tương tự như răng thật, đảm bảo tốt về mặt ăn nhai.

Nhờ vậy mà bạn có thể ăn uống thoải mái, không lo đau nhức, ê buốt như trước. Răng sứ có độ bền chắc cao, trường hợp dùng loại răng toàn sứ cao cấp và chăm sóc cẩn thận sẽ sử dụng được vĩnh viễn.

Tại Nha Khoa Đông Nam, răng sứ được chế tác bằng công nghệ CAD/CAM hiện đại mang đến độ thẩm mỹ và tính chính xác đạt mức hoàn hảo. Đặc biệt còn có thẻ bảo hành đầy đủ cho từng loại răng sứ khác nhau, đảm bảo tốt nhất quyền lợi của khách hàng.

Phòng ngừa bệnh thiểu sản men răng

Xây dựng thực đơn ăn uống hằng ngày bằng cách tăng cường những thực phẩm chứa các thành phần tốt cho răng như canxi, vitamin A, D, C sẽ giúp hạn chế được tình trạng thiểu sản men răng, đồng thời cũng giúp răng chắc khỏe hơn.

Tăng cường bổ sung canxi và vitamin để răng được chắc khỏe

Hạn chế sử dụng những thực phẩm khiến răng dễ bị kích ứng và mài mòn như: có tính axit cao, thực phẩm có sự chênh lệch về nhiệt độ nóng lạnh cao,…

Sử dụng bàn chải lông mềm để đánh răng hằng ngày. Đánh kiểu vòng tròn theo chiều dọc của răng, tránh đánh theo chiều ngang làm mài mòn men răng. Lực đánh vừa phải, không quá mạnh cũng không quá nhanh, thời gian tốt nhất cho mỗi lần vệ sinh răng là từ 2 – 3 phút.

Nước súc miệng và kem đánh răng nên chọn loại có nồng độ fluor phù hợp, khoảng dưới 1mg/l đối với người lớn để tránh làm hại đến men răng.

Sử dụng kem đánh răng có nồng độ fluor phù hợp

Thiểu sản men răng nếu không điều trị sớm sẽ làm chất lượng cuộc sống giảm sút. Do đó, nếu nằm trong hoàn cảnh này, bạn nên đến nha khoa để được điều trị tốt nhất.

Zalo
Hotline