Răng sữa thay bao nhiêu cái?

Lựa chọn vì sức khỏe răng miệng của bạn!

Hotline: 0908 33 55 27

 Răng sữa thay bao nhiêu cái?
Ngày đăng: 19/07/2021 05:16 PM

Với nhiều cha me sinh con lần đầu sẽ có nhiều thắc mắc về những chiếc răng sữa đầu đời của trẻ. Trẻ em có bao nhiêu răng sữa hay quá trình mọc răng của trẻ như thế nào. Cha mẹ hãy cùng Nha khoa Sunny theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp những thắc mắc này nhé.

Răng sữa, còn gọi là răng trẻ em, răng tạm thời, được mọc lên trong giai đoạn trẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi. Răng sữa hình thành trong giai đoạn phôi thai phát triển và sẽ mọc dần hiện hữu rõ trong miệng trẻ sơ sinh. Tùy từng trẻ, răng sữa sẽ được mọc hoàn thiện khi trẻ được 2 – 3 tuổi. Cấu trúc xương hàm của trẻ chưa phát triển nhiều nên cung hàm vẫn còn nhỏ. Vì thế, số lượng các răng sữa trên cung hàm cũng ít hơn so với các răng vĩnh viễn sau giai đoạn thay răng.

Vậy răng sữa có bao nhiêu cái ? Câu trả lời là ở một bộ răng sữa đầy đủ có 20 cái: 10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới. Mỗi hàm bao gồm: 2 răng cửa giữa, 2 răng cửa bên, 2 răng nanh, 2 răng cối thứ nhất, 2 răng cối thứ 2. tất cả răng sữa đều trở thành răng vĩnh viễn, răng sữa sẽ bị rụng và được thay thế bằng răng vĩnh viễn, theo thứ tự cái nào mọc trước thì sẽ được thay trước.Mỗi 1 răng sữa mọc lên đều kèm theo một mầm răng vĩnh viễn phía dưới. khi mầm răng vĩnh viễn phát triền đồng nghĩa với việc chân răng sữa sẽ bị tiêu dần đi dẫn đến việc lung lay các răng

 

Cách chăm sóc răng sữa

Bạn có thể bắt đầu việc chăm sóc cho con ngay cả khi những chiếc răng thực sự vẫn chưa nhú lên. Lúc này, chưa cần đến bàn chải và kem đánh răng mà thay vào đó là một miếng vải nhỏ, gạc mềm hoặc miếng rơ lưỡi được bán rất nhiều ở các hiệu thuốc.

Nhúng vải mềm trong nước ấm và nhẹ nhàng lau nướu cho bé. Việc làm sạch nướu sau khi ăn và trước khi đi ngủ giúp răng khỏe mạnh và tránh cho bé bị sâu răng sớm.

Khi bé được 1 tuổi là lúc bạn có thể sử dụng bàn chải trẻ em nhưng các bước chải răng vẫn như cũ. Chọn bàn chải lông mềm, đầu nhỏ và tay cầm lớn và chải răng cho bé từ trước ra sau. Sau khi bé được 3 tuổi, lượng kem đánh răng mà mẹ dùng sẽ cần tăng lên một chút, khoảng bằng hạt đậu.

Bạn sẽ tiếp tục là người trực tiếp chăm sóc răng cho con đến khi bé có thể tự chải răng cho mình, thường là khi được 6 tuổi.

Mẹ nhớ theo dõi để kịp nhận biết bất kỳ dấu hiệu nào của sâu răng nhé. Đó là những đốm nâu hay đen hoặc lỗ xuất hiện trên răng của bé. Ngay lúc này, hãy đưa bé đến gặp nha sĩ.

Nếu không có vấn đề gì xảy ra, bé vẫn cần đến thăm nha sĩ khi được 1 tuổi cho lần khám răng đầu tiên. Bạn sẽ được tư vấn về cách chăm sóc răng, cách sử dụng kem đánh răng và việc bé mút tay có ảnh hưởng thế nào đến quá trình mọc răng.

 

Răng sữa mọc lệch có ảnh hưởng gì không?

Răng sữa có vai trò định hướng cho răng vĩnh viễn được mọc đúng chỗ. Nếu răng sữa mọc lệch thì có thể làm ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn, dẫn đến có thể xô lệch cả hàm răng. Trong quá trình trẻ thay răng, cha mẹ cần quan sát vị trí răng mọc để có thể khắc phục kịp thời.

Một vài trường hợp gặp phải ở răng sữa

– Răng sữa  răng sữa có lớp men răng, ngà răng mỏng nên dễ dàng bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài. Cha mẹ hãy lưu ý một số trường hợp răng sữa hay gặp phải ở trẻ:

–  Răng sữa bị đen, bị sâu: Trẻ con thường thích ăn đồ ngọt đây là tác nhân gây sâu răng chính ở trẻ. Nếu cha mẹ không chăm sóc răng miệng của trẻ cẩn thận ngay từ đầu sẽ khiến răng bị đen, bị sâu.

–  Răng sữa bị vàng, bị mòn: Men và ngà răng của trẻ rất mỏng nên nếu thức ăn không được làm sạch sau khi ăn sẽ nhanh chóng đổi màu răng gây mòn men răng ở trẻ.

–  Răng sữa không rụng: Tình trạng này chủ yếu là do răng vĩnh viễn không mọc lên nên răng sữa không rụng.

–  Răng sữa mọc lệch: Thông thường răng sữa lệch lạc là do trẻ có thói quen xấu như bú tay, ngậm ti sữa quá nhiều.

–  Răng sữa chưa rụng răng vĩnh viễn đã mọc: Đây là tình trạng bất thường của quá trình mọc răng ở trẻ, lúc này các bậc phụ huynh cần theo dõi và đưa trẻ đến gặp nha sĩ để được chẩn đoán và can thiệp

 Đăng kí ngay để nhận sổ tay theo dõi lịch nhổ răng cho bé yêu

Xem thêm :

► Sự ra đời và trưởng thành của răng sữa như thế nào ?

►Bé mọc răng sớm tốt hay xấu?

►Có nên đeo khẩu trang cho bé tránh Covid không?

Zalo
Hotline