BỌC RĂNG SỨ BỊ CÔM VÌ SAO?

Lựa chọn vì sức khỏe răng miệng của bạn!

Hotline: 0908 33 55 27

BỌC RĂNG SỨ BỊ CÔM VÌ SAO?
Ngày đăng: 17/06/2021 02:57 PM

BỌC RĂNG SỨ BỊ CỘM . NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

Mặc dù là một phương pháp phục hình răng hiệu quả nhưng bọc sứ vẫn có thể gây ra một số biến chứng khi thực hiện. Điển hình là tình trạng bọc răng sứ bị cộm gây khó chịu. Vậy bọc răng sứ bị cộm - nguyên nhân là do đâu? Và cách khắc phục như thế nào? Cùng tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!

1. Bọc răng sứ có bị cộm không?

Bọc răng sứ là giải pháp giúp khôi phục hình thể và thẩm mỹ của hàm răng bằng cách sử dụng mão sứ có hình dạng và màu sắc gần giống với răng thật để chụp bên ngoài răng thật đã được mài sẵn trước đó. 

Thực tế là sau khi bọc sứ, hàm răng của rất nhiều bệnh đã trở nên trắng đều, bóng đẹp và chắc khỏe, các khuyết điểm như hô móm, lệch lạc, nhiễm màu… được khắc phục hoàn hảo. Tuy nhiên,có một số khách hàng sau khi bọc sứ xảy ra tình trạng cộm cấn,ăn nhai đau ê,lâu dần dẫn đến việc nhức răng. Việc răng của bạn bị cộm cấn hoàn toàn có thể xảy ra với một vài lý do sau 

  • Chất lấy ni răng không tốt không lấy chuẩn dấu các múi răng đối diện 
  • Chất gắn răng kém chất lượng làm răng sứ không khít sát với cùi răng
  • Bác sĩ không chỉnh khớp cắn cho răng sứ mới gắn
  • Kích thước răng không chuẩn, không khít sát với cùi răng
  • Kĩ thuật chế tác răng không chuẩn,các múi răng không lồng vào nhau
  • Bị nhét thức ăn ở kẽ răng

Vì vậy ngoài vấn đề chất liệu sứ, thì việc tay nghề Bác sĩ , và dụng cụ của phòng khám cũng tham gia vào kết quả hàm răng của bạn như thế nào.

2. Hậu quả của răng sứ bị cộm

Răng sứ bị cộm khiến khớp cắn không được tự nhiên, ăn nhai khó khăn vì đau,không có cảm giác ngon miệng,ngoài ra nó còn gây kém thẩm mỹ. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến sức nhai của hàm răng.  

Bệnh nhân sau khi bọc sứ bị cộm thường cảm thấy khó chịu, vướng víu, ăn uống gặp nhiều khó khăn do mỗi khi hoạt động cơ miệng răng sứ bị cộm cọ vào môi và mặt trong gây đau đớn. 

Ngoài ra, bọc răng sứ bị cộm còn tạo ra khe hở khiến thức ăn dễ bị nhét vào, lâu ngày không được vệ sinh sạch sẽ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây ra những bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu… 

>>>Tìm hiểu thêm: Bọc răng sứ giá bao nhiêu tiền một cái?

3. Cách khắc phục tình trạng bọc răng sứ bị cộm hiệu quả

Khi gặp phải tình trạng bọc răng sứ bị cộm, bạn nên đến cơ sở Nha Khoa đã thực hiện làm sứ hoặc các phòng nha uy tín để kiểm tra và đưa ra hướng điều trị càng sớm càng tốt. Không nên để lâu vì tình hình sẽ trở nên nghiêm trọng hơn và phát sinh ra những bệnh lý nguy hại cho sức khỏe răng miệng của bạn. 

  • Nếu nguyên nhân bị cộm do kích thước răng sứ và trụ răng không sát khít thì Bác sĩ sẽ tháo mão sứ cũ ra, lấy dấu hàm lại và chế tác một mão sứ mới vừa khít.
  • Nếu cộm do khớp cắn chưa được điều chỉnh, bị sai lệch thì Bác sĩ sẽ kiểm tra và cân chỉnh lại sao cho bệnh nhân khi cắn thử không còn cảm thấy khó chịu nữa. 
  • Nếu tình trạng cộm, cấn do bệnh lý răng miệng thì Bác sĩ sẽ tiến hành tháo mão sứ, điều trị bệnh lý và làm vệ sinh sạch sẽ răng miệng rồi mới chụp sứ lại.
  • Nếu bị cộm do thức ăn giắt vào kẽ hở răng thì Bác sĩ sẽ làm sạch và trám kín khe hở lại cho bạn.  

Nhìn chung, tình trạng bọc răng sứ bị cộm đa phần đều xuất phát từ việc khách hàng lựa chọn nha khoa không uy tín, đội ngũ Bác sĩ tay nghề non yếu, thiếu kinh nghiệm và công nghệ làm răng sứ thô sơ, lỗi thời. Do đó, để tránh tình trạng bọc răng sứ bị cộm và tiết kiệm thời gian cũng như chi phí điều trị, bạn nên tìm hiểu thật kỹ lưỡng trước khi lựa chọn địa chỉ thực hiện bọc sứ. Vậy nên bọc sứ ở đâu?Bạn có thể tham khảo Nha Khoa Uy Tín Quận 2 nhé


Bài viết liên quan :

 

Zalo
Hotline