CÁC BIẾN CHỨNG CÓ THỂ XẢY RA KHI NIỀNG RĂNG ?

Lựa chọn vì sức khỏe răng miệng của bạn!

Hotline: 0908 33 55 27

CÁC BIẾN CHỨNG CÓ THỂ XẢY RA KHI NIỀNG RĂNG ?
Ngày đăng: 22/06/2022 03:58 PM

 

Chúng ta đã biết lợi ích của việc niêng răng đem lại kết quả tốt đẹp như thế nào, tính thẩm mỹ cho nụ cười đẹp hơn.

Vậy câu hỏi được đặt ra là liệu trong và sau khi niềng răng xong có xảy ra các rủi ro hay biến chứng gì hay không?

Thì các bác sĩ trả lời rằng biến chứng có thể xảy ra nếu chúng ta không chăm sóc và phát hiện kịp thời . Nhưng chú ý và đi khám định kì hàng tuần thì tỉ lệ xảy ra các biến chứng hầu như rất thấp.

Vậy biến chứng có thể xảy ra khi niềng do :

1. Sâu, viêm lợi 

Khi niềng thì các răng và cơ gần với dây cung và mắc cài sẽ rất khó cho chúng ta làm sạch. Nếu bạn không có chế độ vệ sinh hợp lý, không làm sạch tốt thì khả năng cao bạn sẽ bị sâu răng và viêm lợi, thậm trí nặng hơn sẽ dẫn đến nhiễm trùng lợi vì các  mảnh vụn thức ăn có thể lưu lại trên  răng, gây tích tụ mảng bám, và đây chính là điều kiện để sâu răng cũng như viêm lợi phát triển. Trong trường hợp nếu bị nhiễm trùng thì khả năng lành vết thương rất thấp và có thể bạn sẽ phải dừng lại quá trình niềng răng của mình.

Vì vậy bận nên chú trọng trong việc vệ sinh răng miệng của mình thường xuyên

Khi nhận thấy những dấu hiệu niềng răng bị sưng lợi, bạn nên nhanh chóng báo cho bác sỹ niềng răng của bạn biết để tìm ra nguyên nhân. Từ đó bác sĩ sẽ có phương pháp khắc phục hiệu quả, tránh những biến chứng nguy hiểm cận kề. Tùy vào nguyên nhân khác nhau mà bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp điều trị khác nhau.

  • Nếu sưng lợi do bệnh lý, cần tháo các khí cụ ra, làm sạch khoang miệng để thực hiện điều trị dứt điểm các bệnh lý răng miệng mới có thể tiếp tục niềng răng.

  • Nếu sưng lợi là do lực kéo mắc cài quá mạnh, bác sĩ sẽ điều chỉnh lại lực kéo phù hợp dựa vào kết quả thăm khám, chụp X-quang. Đồng thời đánh giá lại thời gian dịch chuyển và lực kéo.

Viêm lợi trong niềng răng

Theo các bác sĩ khuyên rằng chúng ta đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày, nhưng tốt nhất sau mỗi bữa ăn chính chúng ta dung chỉ nha khoa hoặc các dụng cụ dành riêng cho nha khoa để loại bỏ phần nào các mảng bám do thức ăn để lại. Duy trì thói quen vệ sinh răng miệng thường xuyên, sạch sẽ và khỏe mạnh theo sát lịch chỉnh nha để phát hiện kịp thời về biến chứng này.

2. Bị xước niêm mạc, nổi mụn trong miệng

Mô mềm trong miệng như môi má, lưỡi, lợi có thể sẽ bị đau khi tiếp xúc với vật liệu cứng như mắc cài, dây cung. Các vết nhiệt miệng hay xước chảy máu thường xuyên xuất hiện.

Khi bạn mới niềng thời gian đầu sẽ thấy khá đau vì các vết xước cũng như nốt nhiệt miệng sẽ gây ra. Khi đó các bác sĩ nha khoa sẽ can thiệp ít thuốc giảm đau để tránh gây đau cho người niềng. Nhưng đó là điều dễ xảy ra nên bạn mới bắt đầu niềng sẽ phải chịu khó, kiên trì thời gian khi đã quen với mắc cài, dây cung thì tình trạng này sẽ ít xảy ra với bạn rồi.

Ngoài ra bạn cần dùng thêm sáp chỉnh nha để che  nhưng chỗ sắc của mắc cài

Dùng sáp chỉnh nha để che vùng mắc cài sắc

3. Tổn thương men răng

Khi các khí cụ chỉnh nha cố định như niềng răng mắc cài thì tỉ lệ mất khoáng bề mặt men răng có thể xảy ra trong quá trình chỉnh nha. Hiện tượng mất khoáng bề mặt men răng biểu hiện như những đốm trắng trên răng. Điểm mát khoáng có thể lan rất nhanh nếu tình trạng tích tụ mảng bám, thức ăn không cải thiện. Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ gây ra tình trạng sâu răng, tạo cho răng vệt bám ố vàng trên răng và các đốm trắng xuất hiện nhiều. Sử dụng các loại kem đánh răng, nước súc miệng có chứa flour. Áp gel flour mỗi 3 tháng cũng rất hiệu quả, ngay cả sau khi tháo mắc cài.

Các đốm trắng do gắn mắc cài

4. Cứng khớp răng

Nói đến việc cứng khớp răng thì trong quá trình niềng rất hiếm gặp, tình trạng này thường sẽ do cơ địa sẽ không liên quan đến kỹ thuật hay trình độ của bác sĩ 

Tham khảo giá niềng răng mắc cài Kim Loại

 

Zalo
Hotline