Răng sữa có tổng cộng 20 răng , đó là 10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới
Tất cả răng sữa đều phải thay để trở thành răng vĩnh viễn. Điểm khác nhau giữa chúng chỉ là thời gian thay răng dài hay ngắn.
Mỗi 1 răng sữa mọc lên đều kèm theo một mầm răng vĩnh viễn phía dưới. khi mầm răng vĩnh viễn phát triền đồng nghĩa với việc chân răng sữa sẽ bị tiêu dần đi dẫn đến việc lung lay các răng
Những chiếc răng sữa đáng yêu này sẽ giúp bé trong việc ăn, nhai, phát âm và thẩm mỹ cho khuôn mặt. Điểm cộng lớn nhất của chúng là sẽ giúp giữ chỗ trên xương hàm cho những chiếc răng vĩnh viễn chắc khoẻ mọc lên đúng chỗ, đều và đẹp.
Tuy không gây ảnh hưởng nhiều đến răng vĩnh viễn, nhưng nếu răng sữa bị sâu, bị mất quá sớm có thể gây ảnh hưởng đến thời gian mọc răng cố định. Vì vậy, việc chăm sóc và vệ sinh răng sữa rất quan trọng. Sự hướng dẫn đúng cách và tận tình của mẹ cần được bắt đầu ngay từ khi con yêu mọc chiếc răng sữa đầu tiên. Điều này sẽ giúp bé biết cách tự chăm sóc và vệ sinh răng miệng để phòng tránh các bệnh về răng miệng sau này.
Cách chăm sóc răng sữa
Bạn có thể bắt đầu việc chăm sóc cho con ngay cả khi những chiếc răng thực sự vẫn chưa nhú lên
1. Giai đoạn chuẩn bị mọc răng từ 0 đến 6 tháng
Các mẹ chỉ cần quấn chiếc khăn sạch hay miếng gạc nhỏ xung quanh ngón tay trỏ rồi chà nhẹ lên nướu của trẻ, cả hàm trên lẫn hàm dưới. Bạn nên vệ sinh nướu cho con cưng trước khi bé đi ngủ và sau khi ăn sáng để tránh các vi khuẩn có hại phá vỡ bề mặt răng sữa của con.
Trong vòng vài ngày hay thậm chí vài tuần trước khi mọc răng, các mẹ sẽ dễ nhận thấy bé yêu thường chảy nước dãi nhiều kèm theo sở thích nhai bất cứ vật gì trẻ có được. Bên cạnh đó, việc đưa bé đến khám răng trong vòng 6 tháng kể từ khi bé mọc chiếc răng sữa nhỏ xinh đầu tiên cũng được các nha sĩ khuyến khích.
2. Giai đoạn 6 đến 12 tháng
Sau sự xuất hiện của chiếc răng sữa đầu tiên, mẹ sẽ nhận thấy con yêu sẽ mọc thêm ít nhất khoảng 8 chiếc răng và vị trí của chúng lần lượt theo thứ tự: Răng cửa trung tâm thấp hơn, răng cửa trung tâm trên và răng cửa phía dưới. Trong giai đoạn này, nếu con yêu cảm thấy ngứa lợi, mẹ có thể cho bé ngậm núm vú giả để tránh cho con mút tay dẫn đến việc đụng chạm vào nướu và lợi gây đau.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên vệ sinh răng miệng cho bé bằng cách quấn chiếc khăn sạch hay miếng gạc nhỏ xung quanh ngón tay trỏ rồi chà nhẹ lên nướu của trẻ, cả hàm trên lẫn hàm dưới. Nếu bé quấy khóc nhiều do cảm thấy đau trong quá trình mọc răng, các mẹ có thể tham khảo bác sĩ về việc cho con cưng sử dụng thuốc giảm đau.
3. Giai đoạn 12 đến 18 tháng
Với độ tuổi này, bạn có thể dễ dàng cho bé cưng sử dụng bàn chải đánh răng. Bố mẹ nên chọn cho trẻ loại bàn chải với lông mềm, có cấu trúc và kích thước phù hợp với những chiếc răng sữa của con. Đồng thời, bé nên sử dụng kem đánh răng được các nha sĩ khuyên dùng như loại không cay, có vị ngọt dịu và mùi thơm tự nhiên kèm theo các hợp chất giúp phòng ngừa các bệnh răng miệng.
Ngoài ra, khi hướng dẫn trẻ đánh răng, bố mẹ cần lưu ý nhắc con yêu vệ sinh vùng lưỡi đễ tránh các vi khuẩn và mảng bám gây hôi miệng. Bé nên được khuyến khích chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày và sẽ thay thế bàn chải khi khi phần lông bị mòn và xoè ra.
4. Chuyển sang bàn chải khi răng đã mọc lên
Sau một thời gian chờ đợi, những chiếc răng đầu tiên của bé đã bắt đầu nhú lên khỏi lợi. Dần dà, nụ cười của bé sẽ bắt đầu tỏa sáng nhờ hai hàm răng trắng tinh đã mọc lên đầy đủ. Những chiếc răng sữa này sẽ giữ chỗ cho những chiếc răng trưởng thành sau này và hỗ trợ bé trong việc nhai thực phẩm cũng như phát âm đúng cách
Ngay khi những chiếc răng đầu tiên mọc lên ở hàm dưới, mẹ đã có thể tập cho bé quen với bàn chải. Lưu ý, chọn loại bàn chải lông mềm dành riêng cho bé mới mọc răng. Loại bàn chải xỏ vào ngón tay thiết kế cho trẻ nhỏ thường mềm mại và dễ dàng cho mẹ khi chăm sóc răng cho bé.
Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị khăn, bàn chải xỏ ngón, kem đánh răng cho em bé và một ly nước. Xỏ bàn chải vào ngón tay trỏ, nặn ra một ít kem đánh răng (khoảng bằng hạt gạo) và bắt đầu chải răng cho bé từ mặt trước ra mặt sau. Sau đó, dùng khăn vải nhúng vào nước và lau lại răng cho bé.
Khi bé được 1 tuổi là lúc bạn có thể sử dụng bàn chải trẻ em nhưng các bước chải răng vẫn như cũ. Chọn bàn chải lông mềm, đầu nhỏ và tay cầm lớn và chải răng cho bé từ trước ra sau. Sau khi bé được 3 tuổi, lượng kem đánh răng mà mẹ dùng sẽ cần tăng lên một chút, khoảng bằng hạt đậu.
Bạn sẽ tiếp tục là người trực tiếp chăm sóc răng cho con đến khi bé có thể tự chải răng cho mình, thường là khi được 6 tuổi.
Mẹ nhớ theo dõi để kịp nhận biết bất kỳ dấu hiệu nào của sâu răng nhé. Đó là những đốm nâu hay đen hoặc lỗ xuất hiện trên răng của bé. Ngay lúc này, hãy đưa bé đến gặp nha sĩ.
Nếu không có vấn đề gì xảy ra, bé vẫn cần đến thăm nha sĩ khi được 1 tuổi cho lần khám răng đầu tiên. Bạn sẽ được tư vấn về cách chăm sóc răng, cách sử dụng kem đánh răng và việc bé mút tay có ảnh hưởng thế nào đến quá trình mọc răng.
chăm sóc răng đúng cách để không bị chảy máu lợi
Đăng kí ngay để nhận sổ tay theo dõi lịch nhổ răng cho bé yêu
Theo dõi thời điểm mọc răng của bé
Mất khoảng 2 năm để những chiếc răng đầu tiên mọc đầy đủ. Việc bé mọc răng có thể đi kèm theo những cơn sốt, khó chịu khiến bố mẹ khá là vất vả. Ngoài ra, bé cũng có thể bị sưng lợi hoặc chảy nước dãi nhiều. Trong giai đoạn mọc răng này, bố mẹ phải hết sức tâm lý để giúp con cảm thấy dễ chịu hơn. Đừng nổi nóng với bé, mẹ nhé.
Phòng tránh sâu răng
Trong thực đơn hàng ngày của bé, bạn nên hạn chế các loại nước trái cây, soda, kẹo ngọt vì các vi khuẩn trong miệng bé sẽ tiêu thụ đường và thải ra axít làm hư hỏng răng. Nếu bé ngậm ti giả hay bú bình trước khi ngủ, bạn đừng cho vào đó sirô ngọt hay mật ong hay đường để tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn gây ra sâu răng.
Xem thêm :