NHỮNG AI KHÔNG NÊN CẮM TRỤ IMPLANT

Lựa chọn vì sức khỏe răng miệng của bạn!

Hotline: 0908 33 55 27

NHỮNG AI KHÔNG NÊN CẮM TRỤ IMPLANT
Ngày đăng: 22/06/2022 03:54 PM

NHỮNG AI KHÔNG NÊN GẮN TRỤ IMPLANT ?

Chúng ta hiểu đơn giản implant là một hình thức ghép xương nhân tạo bằng trụ kim loại nhỏ  vào nơi bị mất răng, tránh trường hợp lâu ngày khiến răng bị tiêu xương, ăn uống khó khăn và xô lệch hàm, ảnh hưởng đến thẩm mĩ của xương hàm.  Vì thế, nếu bị mất răng, bạn nên đến bác sĩ khám càng sớm càng tốt để bác sĩ tư vấn và đưa ra phương pháp khắc phục phù hợp cho mình

Có rất nhiều câu hỏi được đặt ra rằng tôi muốn cắm implant nhưng lại không biết mình có trong trường hợp không nên cắm Imphlant hay không thì các bác sĩ sẽ giải đáp cho mọi người về vấn đề : Những ai không nên gắn Implant .

Tuy rằng cắm Implant là một giải pháp phục hồi răng đã mất nhưng không phải trường hợp mất răng nào cũng có thể làm Implant được.Và khi đến thăm khám và tư vấn thì bác sĩ đã khuyến cáo một số trường hợp cụ thể không nên thực hiện thủ thuật cắm implant như

     NHỮNG NGƯỜI MẮC CÁC BỆNH MÃN TÍNH :

Cụ thể những bệnh mãn tính bao gồm : tiểu đường, bệnh bạch cầu, thiếu máu mãn tính cụ thể hơn  là các bệnh liên quan đến giảm tiểu cầu, cường giáp sẽ khó có thể thực hiện được thủ thuật gắn Implant. Còn về những bệnh liên quan đến tim mạch như hở van tim, đặt van tim nhân tạo, bệnh ác tính, suy thận cấp, di căn của ung thư,..

Khi các bác sĩ thực hiện việc cấy ghép xương nhân tạo thì cũng đã ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc của xương do đó bệnh nhân cần chuẩn bị tâm lý cũng như điều kiện sức khỏe tốt nhất.

Bởi vì những căn bệnh có tiền sử nặng, nguy hiểm đến tính mạng như vậy khi thực hiện cấy Implant cũng sẽ rất khó và hầu như không thể thực hiện được. Nên chúng ta cần lưu ý.

TRẺ EM DƯỚI 17 TUỔI :

Trẻ em trong độ tuổi này hệ xương vẫn đang phát triển, nếu các bậc phụ huynh muốn cắm Implant cho các con mình ở độ tuổi này sẽ làm ảnh hưởng đến cấu trúc của xương hàm, mà thay vì đó chúng ta cứ để các bạn nhỏ phát triển cách tự nhiên và  toàn diện nhất.

Nên các bác sĩ khuyên không nên gắn trụ Implant trong độ tuổi này

 PHỤ NỮ MANG THAI VÀ ĐANG NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ :

Đối với phụ nữ mang thai thì trong tất cả mọi việc đều sẽ được cân nhắc và khuyến cáo vì nếu sơ xuất sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Và gắn trụ Imlant cũng là trường hợp không ngoại lệ vì trước khi gắn trụ Implant thì các bác sĩ sẽ cho chỉ định chụp X-quang mà các tia bức xạ sẽ ảnh đến quá trình phát triển của thai nhi .

Khi gắn xong trụ Implant bác sĩ sẽ luôn kê đơn cho một số loại kháng sinh, kháng viêm sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi và đối với mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ cũng vậy, thuốc sẽ dẫn đến hiện tượng tắc sữa, mất sữa trong thời gian dùng thuốc, nếu mẹ nào ít sữa cũng sẽ lưu ý đến vấn đề này vì sau sẽ không có sữa cho bé sau khi kết thúc quá trình gắn Implant

Nên trường hợp mẹ đang mang thai và cho con bú cũng cần xem lại, nếu muốn gắn trụ Imlant thì các mẹ để thời gian sau cũng sẽ làm được ạ.

 NHỮNG NGƯỜI MẮC BỆNH TÂM THẦN BỊ RỐI LOẠN :

Cắm trụ Implant có liệu trình điều trị kéo dài nên rất cần sự hợp tác từ bệnh nhân và phải có tinh thần thoải mái, ổn định. Vì thế, những người mắc bệnh về tâm thần thường tinh thần của họ đã bị căng thẳng, kích động trong suốt quá trình bác sĩ thực hiện ca cắm Implant và liệu pháp cấy ghép nha khoa có thể khiến họ căng thẳng thêm và không thể chịu đựng được. Vì thế, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cắm răng Implant

 NGƯỜI BỊ NGHIỆN THUỐC LÁ NẶNG :

Người nghiện thuốc lá nặng thường có tỉ lệ phẫu thuật thành công cắm Implant là rất thấp. Bởi vì thuốc lá ngăn cản sự lành vết thương của xương ghép, giảm độ rắn chắc của xương, độ bám sẽ không cao dễ dẫn đến việc Implant sẽ bị đào thải không tiếp nhận , cũng như dễ dẫn đến nguy cơ hở vết thương, nhiễm trùng hoặc tiêu xương. Do đó, muốn thực hiện cắm Implant thì bệnh nhân phải bỏ thuốc lá trước và sau khi cắm Implant.

XƯƠNG HÀM KHÔNG ĐỦ ĐẦY :

Có một số trường hợp khi đến các trung tâm nha khoa và được các bác sĩ tư vấn và kiểm tra thì gặp trường hợp xương hàm không đủ đầy để gắn trụ Implant vì khi xương hàm không đủ đầy thì khả năng tích hợp xương với trụ không cao, trụ răng sau một thời gian có thể bị nhổ bỏ

KHE RĂNG BỊ MẤT QUÁ HẸP :

Khi vị trí răng bị mất có khoảng cách quá hẹp với những răng bên cạnh  hoặc độ cao khi làm răng quá thấp so với trụ Implant thì việc cắm trụ Implant vào phần xương hàm sẽ trở nên khó khăn và làm cho việc gắn răng sứ sẽ không được đẹp, không đều và mất tính thẩm mĩ của răng

 

 

 

 

 

Zalo
Hotline