BỊ HÔI MIỆNG CÓ CÁCH KHẮC PHỤC KHÔNG?

Lựa chọn vì sức khỏe răng miệng của bạn!

Hotline: 0908 33 55 27

BỊ HÔI MIỆNG CÓ CÁCH KHẮC PHỤC KHÔNG?
Ngày đăng: 26/10/2021 01:30 PM

Bị hôi miệng nặng dù đã vệ sinh sạch sẽ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, không chỉ xuất phát từ các bệnh lý ở khoang miệng. Xác định chính xác nguyên nhân sẽ giúp tìm ra cách khắc phục đúng.

Một số nguyên nhân gây hôi miệng:

  • Do bệnh đường hô hấp như viêm mũi dị ứng, viêm xoang, chảy dịch mũi sau, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi… cũng khiến hơi thở có mùi khó chịu.
  • Do bệnh răng miệng: hôi miệng dai dẳng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh nướu răng. Bệnh nướu răng là do sự tích tụ của mảng bám trên răng. Vi khuẩn phát triển trên các mảng bám này, sản sinh độc tố, gây kích ứng nướu. Nếu bệnh nướu răng không được điều trị, có thể làm tổn thương nướu và xương hàm.
  • Do hút thuốc gây hôi miệng vì mùi khói thuốc có thể lưu lại trong hơi thở. Ngoài ra, hút thuốc cũng làm khô miệng, một trong những lý do phổ biến nhất gây ra chứng hôi miệng. Hút thuốc cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh về nướu răng dẫn đến mùi hôi từ miệng.
  • Do sử một số loại thuốc, bao gồm thuốc kháng histamine để điều trị dị ứng, thuốc lợi tiểu, thuốc giãn cơ, thuốc chống loạn thần có thể dẫn đến hôi miệng nặng do các thuốc này giảm sản xuất nước bọt, gây khô miệng. Các loại thuốc khác có thể tạo ra mùi khi chúng phân hủy và giải phóng hóa chất trong hơi thở. 
  • Hôi miệng do viêm xoang mãn tính
  • Cơ thể bị thiếu nước dẫn đến hơi thở có mùi uống không đủ nước sẽ làm khô miệng, hơi thở có mùi, sâu răng và các bệnh về nướu. 
  • Viêm lưỡi, sâu răng cũng là nguyên nhân gây hôi miệng phổ biến

Hôi miệng do sâu răng

Cách khắc phục hôi miệng 

- Nếu hôi miệng là do các bệnh lý về răng miệng, bệnh đường hô hấp hay các vấn đề về dạ dày, gan, thận… thì cần phải điều trị và kiểm soát các bệnh này, tình trạng hôi miệng sẽ được khắc phục. 

- Nếu khô miệng là do tác dụng phụ của một loại thuốc nào đó thì cần trao đổi với bác sĩ để đổi thuốc.

- Người bệnh tiểu đường, trào ngược axit mạn tính, mắc các vấn đề về gan hoặc thận cũng thường nhận thấy hơi thở có mùi.

- Người bị hôi miệng nặng có thể áp dụng các biện pháp kể trên, kết hợp dùng nước muối ngậm sau khi đánh răng, nên ngậm dung dịch nước muối khoảng 5-10 phút, trong thời gian này thỉnh thoảng súc nhẹ. Điều này sẽ giúp hỗ trợ làm sạch răng miệng, giúp giảm viêm lợi, mảng bám và giúp hơi thở thơm mát hơn. 
Tại sao bị hôi miệng nặng, hơi thở khó chịu dù đã vệ sinh sạch sẽ?

- Việc cung cấp nước cho cơ thể hàng ngày không những giúp cở thể đủ nước, miệng không bị khô sẽ ngăn ngừa được sâu răng mà còn giữ ẩm cho da, giảm thiểu lão hóa da và tốt cho hệ tiêu hóa.Cơ thể bị mất nước có thể gây ra chứng hôi miệng nặng vì mất nước làm giảm sản xuất nước bọt, dẫn đến khô miệng và hôi miệng. Nước bọt được tiết ra liên tục với mục đích làm sạch miệng, làm ẩm miệng, trung hòa axit tạo ra từ mảng bám và rửa sạch các tế bào chết tích tụ trên lưỡi, nướu và niêm mạc má. Nếu không được loại bỏ, các tế bào này sẽ bị phân hủy và có thể gây hôi miệng. 

Đánh răng hàng ngày đúng cách

 

 Ngoài ra bạn nên  chú ý kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng một lần, để có thể phát hiện ra các vấn đề tiềm ẩn, xử lý kịp thời giúp bệnh không tiến triển nặng. Bên cạnh việc kiểm tra, các Bác sĩ nha khoa Sunny  cũng sẽ giúp bạn làm sạch răng kỹ lưỡng, loại bỏ mảng bám và cao răng bằng các thiết bị nha khoa chuyên dụng để bảo vệ sức khỏe răng miệng và giữ hơi thở thơm tho.

Bạn có thể liên hệ trực tiếp với Bác sĩ 0908 33 55 27 Dr Thu để được tư vấn về vấn đề răng miêng của bạn 


 

Zalo
Hotline